Mỹ cân nhắc siết thị thực du học sinh

Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) mới đây đưa ra đề xuất quy định sinh viên nước ngoài phải đăng ký thị thực (visa) hằng năm vì các quan chức bộ này lo ngại chương trình visa dành cho sinh viên hiện nay đang “quá rộng rãi”
Mỹ cân nhắc siết thị thực du học sinh

Theo tờ The Washington Post. Bên cạnh quy định trên, sinh viên còn phải thông báo chính xác ngày kết thúc chương trình học khi làm thủ tục xin visa. Nếu sinh viên thay đổi bậc học hoặc không tốt nghiệp đúng thời hạn thì sẽ phải xin cấp lại visa du học trong khi quy định liên bang hiện hành cho phép sinh viên lưu trú đến khi nào kết thúc chương trình học. Hơn nữa, sinh viên nước ngoài còn có thể phải trả khoản phí 200 USD (khoảng 4,5 triệu đồng) mỗi năm cho chương trình quản lý thông tin sinh viên của DHS (khác với lệ phí xin visa). Hiện nay, sinh viên chỉ phải đóng khoản phí này một lần và không cần phải đóng trong trường hợp xin cấp lại visa cho cùng mục đích lưu trú. Đồng thời sinh viên có thể chuyển từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở khác tại Mỹ để tiếp tục học và ở lại nước này trong nhiều năm mà không phải xin tái cấp visa du học.

Hiện tại, đề xuất này vẫn chỉ nằm trên giấy và việc thay đổi quy định có thể phải mất tối thiểu 18 tháng, cũng như phải có sự đồng thuận của Bộ Ngoại giao Mỹ – cơ quan trực tiếp cấp visa.

Một số quan chức cho rằng đây sẽ là biện pháp đảm bảo sự toàn vẹn của hệ thống nhập cảnh và củng cố an ninh quốc gia bằng cách giám sát chặt chẽ hơn đối với lực lượng sinh viên nước ngoài, hiện chiếm 5% tổng số sinh viên tại Mỹ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản đối cho rằng đây sẽ là rào cản đối với các trường đại học Mỹ trong việc thu hút sinh viên tài năng ở nước ngoài, cũng như là một mất mát không nhỏ cho nền kinh tế. Phó giám đốc Jill Welch phụ trách mảng chính sách công thuộc Tổ chức NAFSA: Hiệp hội Nhà giáo quốc tế (trụ sở Washington D.C) nhận định đây là một quy định “không cần thiết”, đồng thời nhấn mạnh “nhiều thế hệ lãnh đạo chính sách ngoại giao đồng ý rằng sinh viên quốc tế là một tài sản quốc gia chứ không phải là mối đe dọa”, theo The Washington Post.

Đề xuất lần này thể hiện nỗ lực siết chặt nhập cư đến Mỹ, một trong những vấn đề ưu tiên giải quyết của chính quyền Tổng thống Donald Trump và cũng gây xôn xao suốt thời gian qua. Ngày 14.7, Bộ Tư pháp Mỹ tiếp tục gửi đơn kiện lên Tòa án tối cao để giải quyết vấn đề liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 6 nước có đa số người dân theo Hồi giáo gồm Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, theo Reuters. Tòa án tối cao hồi tháng 6 ra phán quyết cho phép chính quyền cấm nhập cảnh công dân 6 nước trên nếu không chứng minh được “quan hệ gần gũi” với người thân hoặc một tổ chức tại Mỹ. Thẩm phán Derrick Watson tại Hawaii mới đây diễn giải “mối quan hệ gần gũi” bao gồm thêm những diện bảo lãnh như ông bà, cô dì, chú bác; đồng thời quy định những người tị nạn có quan hệ với một tổ chức hỗ trợ tị nạn ở Mỹ cũng được loại khỏi lệnh cấm. Trong đơn kiện, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng phán quyết của thẩm phán Watson khiến cho quyết định của Tòa án tối cao trước đó trở nên vô nghĩa vì cho phép bảo lãnh gần như toàn bộ gia đình sang Mỹ, đồng thời số lượng người tị nạn có thể được tiếp nhận sẽ không còn bị hạn chế.

HanhDungEDU chuyên tư vấn thủ tục làm visa đi Mỹ, hỗ trợ làm hồ sơ Visa du học Mỹ. Với sự hiểu biết về thủ tục hồ sơ khi làm visa chúng tôi sẽ đơn giản hóa hồ sơ của khách hàng, tư vấn kỹ càng trước khi khách hàng bước chân vào cuộc phỏng vấn để quý khách có đầy đủ sự hiểu biết, sự tự tin và thành công cho buổi phỏng vấn với Lãnh sự quán Mỹ.

Dịch vụ làm visa đi Mỹ của HanhDungEDU đảm bảo làm thủ tục nhanh chóng, chính xác với chi phí dịch vụ tốt nhất. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng khi làm visa đi Mỹ tại HanhDungEDU.

Mọi thông tin liên hệ thủ tục xin Visa Mỹ HanhDungEDU

VĂN PHÒNG TƯ VẤN DU HỌC HANHDUNGEDU

Địa chỉ: 83 Trường Sơn, P.2, Q.Tân Bình, Tp.HCM
Tel: (+84-8) 3848 5500 – Fax: (+84-8) 3848 7274
Website: hanhdung.edu.vn
Facebook: FB/tuvanduhochanhdungedu

1
Bạn cần hỗ trợ?
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây